Kiến thức nha khoa
Thời gian qua, có nhiều người review về dụng cụ niềng răng tại nhà với nhiều ưu điểm nổi bật. Vậy dụng cụ niềng răng tại nhà là gì? Có tốt không? Chi phí bao nhiêu? Các bạn hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Dụng cụ niềng răng tại nhà là gì?
Dụng cụ niềng răng tại nhà hay còn gọi là niềng răng Silicon, hàm Trainer. Đây là khí cụ tiền chỉnh nha tại nhà và được áp dụng cho những trẻ từ 2 – 15 tuổi.
Theo đó, dụng cụ này được làm từ silicon mềm, giúp sắp xếp răng về đúng vị trí trên hàm. Ngoài ra, còn giúp hạn chế một số ảnh hưởng do thói quen xấu của trẻ. Ví dụ như mút tay, đẩy lưỡi, thở bằng miệng, nuốt ngược…
Dụng cụ niềng răng hiệu quả
Hiện nay, khí cụ niềng răng tại nhà được thiết kế theo từng giai đoạn. Cụ thể như sau:
• Khí cụ cho giai đoạn răng sữa (từ 3 – 5 tuổi);
• Khí cụ cho giai đoạn răng hỗn hợp (từ 5 – 10 tuổi;
• Dụng cụ niềng răng cho giai đoạn răng vĩnh viễn (từ 10 – 15 tuổi);
• Niềng răng silicon cho người lớn.
Dụng cụ niềng răng tại nhà có tốt không?
Vậy dụng cụ niềng răng tại nhà có tốt không? Theo đánh giá, bộ dụng cụ này có hiệu quả không thua kém so với niềng răng mắc cài.
Khi sử dụng, khay niềng sẽ dịch chuyển răng từ từ, nên chúng sẽ không gây đau buốt răng. Sau khoảng 2 – 2,5 năm răng sẽ trở về vị trí như mong muốn của người dùng.
Theo khuyến cáo, để đạt hiệu quả tốt nhất, nên đeo niềng khoảng 22 giờ/ngày. Khi vận động hay ăn uống có thể tháo khay niềng. Các khay niềng được ôm sát răng nên không gây vướng như niềng răng mắc cài.
Ngoài ra, khí cụ niềng răng tại nhà được chế tạo từ nhựa nha khoa. Nên an toàn với răng miệng, không gây kích ứng. Một ưu điểm khác đó là khi sử dụng, số lần tái khám sẽ ít hơn. Tuy nhiên, thời gian đeo niềng sẽ kéo dài hơn so với niềng răng mắc cài.
Cách dùng dụng cụ niềng răng tại nhà
Hiện nay, có rất nhiều thông tin hướng dẫn sử dụng dụng cụ niềng răng tại nhà. Theo đó, dụng cụ này có 3 khay hàm chính tương ứng với 3 giai đoạn chỉnh nha. Cách thực hiện như sau:
• Giai đoạn 1: Dùng hàm A1 – Chỉnh sửa các thói quen
Hàm A1 là hàm mềm dẻo nhất, nên chúng có phù hợp với nhiều dạng cung hàm. Đồng thời, rất dễ đeo và ít gây vướng víu, khó chịu đảm bảo an toàn cho người dùng.
Công dụng của hàm A1 sẽ giúp nắn chỉnh răng nhẹ nhàng. Thời gian đeo từ 6 – 8 tháng, nếu thích nghi dễ dàng, có thể chuyển sang hàm A2 sớm.
• Giai đoạn 2: Dùng hàm A2 – Phát triển cung hàm
Hàm A2 được làm từ Polyurethane, cứng hơn hàm A1. Hàm A2 có tác dụng tác động lên răng, giúp răng di chuyển về vị trí ban đầu. Đồng thời, giúp phát triển cung hàm.
Thời gian đeo hàm A2 là từ 6 – 12 tháng.
• Giai đoạn 3: Dùng hàm A3 – Chỉnh răng sau cùng và duy trì kết quả
Hàm A3 cũng được cấu tạo từ Polyurethane. Có tác dụng chỉnh răng thẳng hàng và duy trì kết quả chỉnh nha.
Dụng cụ niềng răng tại nhà giá bao nhiêu?
Hiện nay, không có chi phí cụ thể, chi tiết cho dụng cụ niềng răng tại nhà. Bởi mức chi phí phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bao gồm cơ sở nha khoa, tình trạng răng, kiểu khí cụ niềng răng tại nhà.
Theo tìm hiểu, khí cụ này có chi phí cao hơn so với niềng răng mắc cài kim loại hay mắc cài sứ. Tuy nhiên, với những ưu điểm mà khí cụ này mang đến, thì mức giá niềng răng tại nhà rất đáng được cân nhắc.
Một số lưu ý khi sử dụng dụng cụ niềng răng tại nhà
Để sử dụng dụng cụ niềng răng tại nhà đạt hiệu quả tốt nhất các bạn không nên chủ quan. Thay vào đó các bạn cần lưu ý một số những vấn đề sau:
• Tìm hiểu các thông tin về sản phẩm, độ tuổi sử dụng của từng khí cụ.
• Nên thăm khám nha khoa trước khi dùng.
• Tìm hiểu các tật xấu của bé ảnh hưởng đến sự phát triển của răng và hàm. Từ đó, xây dựng thói quen lành mạnh cho bé.
• Lựa chọn dụng cụ niềng phù hợp, sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
• Vào ban đêm, nên đeo niềng 8 giờ vì thời điểm này không ảnh hưởng đến sinh hoạt.
• Thời gian đầu, nên cho trẻ ngậm niềng 2 – 3 giờ/ngày. Sau đó, tăng dần lên.
• Vệ sinh dụng cụ niềng bằng nước sạch hoặc nước ấm pha muối sau khi dùng.
• Bảo quản dụng cụ nơi khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
Hy vọng qua những thông tin đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về dụng cụ niềng răng tại nhà. Nếu có ý định sử dụng dụng cụ này, các bạn hãy đến cơ sở nha khoa uy tín. Nhờ đó, bạn sẽ có thể được bác sĩ kiểm tra tình trạng răng và hướng dẫn sử dụng chi tiết.
Like